Domain và hosting là những khái niệm quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, phần mềm. Thế nhưng, với những ai chưa tiếp xúc nhiều thì đây còn là những khái niệm mới mẻ. Domain là gì? Và mối quan hệ một bên là domain và một bên là hosting. Nếu bạn đang thắc mắc về những khái niệm này thì hãy tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Domain là gì? Hosting là gì?
Internet là mạng thông tin toàn cầu, kết nối hàng triệu máy tính trên toàn thế giới với nhau. Tất cả các máy tính khi tham gia vào mạng internet đều có các quyền như nhau. Vì thế, internet có cách tổ chức cấu trúc địa chỉ khác biệt so với những loại mạng viễn thông khác. Domain (tên miền) là sự nhận dạng vị trí máy tính của bạn trên internet. Nói cách khác nó chính là tên của mạng lưới, của máy chủ trên mạng internet. Chẳng hạn, thay vì bạn gõ vào trình duyệt dãy ip 104.24.96.137, bạn có thể chuyển nó về dạng tên dễ nhớ hơn là Myphamlrocre.shop. Tại đây tên miền được hiển thị dưới dạng ngôn ngữ người đọc và điều đó cũng tốt hơn cho công việc SEO của bạn về sau. Bạn có thể xem qua tên miền mona.software thể hiện được vai trò của website và còn rất dễ cho công việc SEO. Tên miền có thể được hiểu là địa chỉ cửa hàng kinh doanh của bạn hay văn phòng công ty. Khi khách hàng hàng muốn tìm đến họ chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ mà không cần phải biết tọa độ của cửa hàng nằm ở vị trí nào. Bạn cần đăng ký tên miền trên mạng lưới internet khi thiết kế website. Thế nhưng, vì tính chất chỉ có 1 lần duy nhất nên khi đăng ký tên miền đã có người dùng thì không thể được. Bạn có thể chọn domain tại các nhà cung cấp tên miền miễn phí để trải nghiệm thử và tìm hiểu rõ hơn về domain Trên thị trường hiện nay tên miền được chia làm hai loại:
- Tên miền quốc tế: Đây là tên miền dạng www.tênmiền.com (.biz,, .net, .info, .org…), chẳng hạn như trang thietkewebsitedulich.com là một tên miền quốc tế giới thiệu về công ty làm web du lịch.
- Tên miền quốc gia Việt Nam: Tên miền có dạng www.tenmien.com.vn (..org.vn, .net.vn, .gov.vn, .biz.vn,…). Ví dụ thietkeweb.com.vn sẽ là tên miền quốc gia Việt Nam với đuôi .vn ở sau cùng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy “vn” là viết tắt của từ Việt Nam.
Hosting là gì?
Hosting là không gian trên máy chủ được cài đặt các dịch vụ internet như email, world wide web, truyền file,…mà bạn có thể chứa dữ liệu, nội dung trang web trên không gian đó. Đồng thời Web Hosting cũng là nơi diễn ra tất cả những hoạt động trao đổi, giao dịch thông tin giữa website với người dùng internet và hỗ trợ những phần mềm internet hoạt động. Các công ty có thể chọn thuê Web Hosting của nhà cung cấp dịch vụ có dung lượng thích hợp với website. Dù với bất kỳ hình thức nào thì doanh nghiệp cũng cần có những hiểu biết về Web Hosting và máy chủ Web.
2. Mối quan hệ giữa domain và hosting
Mối quan hệ giữa hai domain và hosting. Các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không riêng gì tên miền nên việc chọn một domain có thể gặp chút trở ngại. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting, thế nên chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa domain và hosting. Domain và hosting là 2 sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, thế nhưng khi cố gắng bán cả 2 thì nhiều nhà đăng ký tên miền lại gây không ít nhầm lẫn cho khách hàng.
Về cơ bản khi bạn mua hosting cho website nghĩa là bạn đang thuê một folder trên một máy tính được kết nối với internet. Bạn trả phí hàng tháng hoặc hàng năm cho công ty để duy trì các file web của bạn và bảo mật chúng an toàn trước những hacker trên mạng. Dù bạn có thể tự lưu trữ một website, thế nhưng với chi phí khoảng vài chục USD/ tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu phù hợp. Việc duy trì máy chủ web để luôn hoạt động tốt là điều khá quan trọng, do đó bạn có thể để nhiệm vụ này cho công ty bán hosting Mona.Host, đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này. Bạn có thể truy cập link https://mona.media/dang-ky-ten-mien/ để tìm hiểu thêm về dịch vụ đăng ký tên miền, hosting của Mona.
Bạn cần hiểu được mối quan hệ giữa domain và hosting trang web. Một tên miền về cơ bản được trỏ đến một thư mục riêng biệt trên máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua domain mà không cần mua hosting. Nhiều người thường mua các tên miền trước thời gian khá lâu để có thể tiến hành tạo lập một trang web. Ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì cần chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, vì thế một số người khác không có được domain đó. Domain sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ” khi bạn tạo ra một trang web. Đây là trang được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến khi bạn mua hosting và đưa trang của bạn lên internet.
Trang giữ chỗ này là để người khác biết răng tên miền đó đã không có sẵn nữa. Sau khi phát triển một trang, có hosting, các file của trang đó được đưa vào thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn có thể chuyển tên miền trỏ vào trang này. Cần nhớ rằng, bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một website. Bạn sẽ không cần phải mua thêm hosting nếu quyết định làm như thế. Trước khi mua thêm hosting, một số câu hỏi cần được đưa ra là: Bạn có muốn một website khác không?
Chẳng hạn, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở các folder khác nhau, được thiết lập từ các file hoàn toàn không giống nhau. Bạn có muốn có thêm một tên miền khác trỏ tới trang bạn đang có không? Chẳng hạn, bạn có thể trỏ 2 URL đến một nơi. Đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng có tới 2 tên miền cùng trỏ tới nó. Nếu trong câu hỏi thứ 2 bạn trả lời là có thì bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting nào. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Tóm lại, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác đến cùng một trang. Hơn nữa, việc trỏ bao nhiêu tên miền vào một trang web cũng không là vấn đề họ quan tâm đâu. Thế nhưng họ sẽ chú ý tới việc bạn có nhiều hơn một website hay không và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.
3. Làm thế nào để thiết lập 1 trang web từ domain và hosting
Bạn cần có cả tài khoản domain và web hosting để dựng 1 website. Nếu chỉ mua mỗi tên miền thì sẽ chỉ đảm bảo cho bạn quyền được sử dụng tên miền cụ thế đó trong khoảng thời gian nhất định. Bạn cần có hosting để lưu trữ các tệp trong trang web, sau khi có hosting, bạn cần cập nhật những cài đặt tên miền và trỏ tên miền đó tới công ty dịch vụ web hosting mà bạn sử dụng. Hoàn toàn bạn có thể mua cả domain và hosting từ cùng một nhà cung cấp. Nếu mua tên miền và hosting riêng thì sao? Không sao cả, bạn vẫn có thể mua tên miền và hosting từ 2 công ty khác nhau. Thế nhưng, ở trường hợp đó, bạn sẽ phải trỏ tên miền về công ty web hosting bạn sử dụng bằng cách chỉnh sửa những cài đặt DNS. Hiểu một cách đơn giản là bạn sẽ không phải thực hiện những thao tác phức tạp này nếu mua tên miền và hosting từ một công ty và cũng sẽ dễ quản trị hơn hay đổi mới dịch vụ này từ cùng 1 Dashboard.
4. Kết hợp cùng những dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp
Domain và hosting dù sao cũng chỉ là 2 thứ mà bạn bắt buộc phải có để sở hữu website cho riêng mình, điều quan trọng đó là bạn cần đội ngũ lập trình web để xây dựng website cho mình. Nếu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, bạn hãy thuê các freelancer Việt Nam để có thể giảm thiểu chi phí. Ngoài ra, bạn cũng cần một trang web chuyên nghiệp kèm theo những chính sách chăm sóc khách hành sau khi làm xong website. Hãy chọn cho mình những công ty uy tín để được hướng dẫn và hỗ trợ tận tình. Còn nếu bạn hoàn toàn không biết gì về domain, hosting, công nghệ và thiết kế web thì hãy chọn các dịch vụ thiết kế web trọn gói. Họ sẽ hỗ trợ bạn hoàn toàn, gồm những vấn đề liên quan tới máy chủ, thiết kế lập trình, chăm sóc web sau khi hoàn thành,… Một lời khuyên dành cho bạn là đừng quá ham rẻ mà lựa chọn những dịch vụ thiết kế web chỉ 500k, bởi không ai bỏ 4, 5 năm đại học hay vài năm trường nghề ra chỉ để làm một web giá 500k cho bạn. Vì thế, những website này thường là những source code được công khai miễn phí trên mạng, khó chỉnh sửa hoặc tệ hơn là chúng có mã độc để đánh cắp thông tin khách hàng của bạn. Domain là gì? và sự liên quan giữa domain và hosting. Hi vọng, những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi thường xuyên hơn ở những bài viết khác nữa nhé. Chúc bạn thành công trên lĩnh vực mình đã chọn.