Đa phần những người muốn làm website thường không am hiểu những công nghệ xây dựng web, đặc biệt là hosting cho website, họ chỉ chọn đại một gói nào đó hoặc được nhân viên giới thiệu những gói hosting với mức giá cao, “thừa” cho việc sử dụng giới thiệu. Bài chia sẻ kinh nghiệm mua hosting cho người mới dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hosting trong thiết kế web.

Định nghĩa web hosting

Web hosting là gì?

Web hosting là gì? Kinh nghiệm mua hosting

Web hosting là gì? Kinh nghiệm mua hosting

Hosting là dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trực tuyến, được cung cấp bởi các đơn nhà cung cấp hosting, máy chủ, vps. Trong đó hosting chính là không gian lưu trữ trên internet để website có thể vận hành được. Khi mọi người cần truy cập vào một website nào đó, hệ thống truyền tin được truyền qua mạng internet toàn cầu đến máy chủ chứa dữ liệu web (hosting), sau đó chuyển thông tin từ website lên internet rồi trở lại người dùng.

Các loại hosting thông dụng

Share hosting chính là gói hosting sử dụng chung tài nguyên. Ở đây người mua hosting sẽ sử dụng các nguồn tài nguyên trên máy chủ vật lý bao gồm cpu, ram, dung lượng ổ cứng, băng thông. 

Dedicated server chính là máy chủ dùng riêng. Đối với những website tầm trung hoặc lớn hoạt động trong ngành thương mại điện tử, hệ thống mail server, web server, backup server, dịch vụ thiết kế website… thì cần mua hosting gói cao cấp hơn, và Dedicated server chính là sự lựa chọn tối ưu. Khi đăng ký web hosting, bạn sẽ được tư vấn chọn cấu hình máy chủ phù hợp cũng như việc cài đặt hệ điều hành ứng dụng. Vì giá trị cao nên khách hàng không bị giới hạn về tài nguyên sử dụng, có thể dễ dàng truy cập từ xa và cài các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu.

Virtual Private Server có nghĩa là máy chủ ảo riêng (gọi tắt là VPS), đây là một loại hosting thông dụng, được nhiều người lựa chọn sử dụng. Về bản chất thì VPS cũng như là một hosting bình thường. Khác so với gói Shared hosting, đối với VPS bạn được cung cấp một lượng tài nguyên nhất định, sử dụng độc lập, giữa các website trên cùng server sẽ không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy, để sử dụng được VPS cần phải có kiến thức chuyên môn nhất định. Nếu như ở Share hosting bạn sẽ được cài sẵn hệ điều hành, các phần mềm liên quan để chạy website, thì ở VPS bạn phải tự mình làm lấy tất cả.

Các tính năng cần biết khi mua hosting

Linux hosting or window hositng

Linux hosting or window hositng

Hệ điều hành

Hệ điều hành của máy chủ thường gọi tắt là OS. Có hai loại OS thường dùng chính là Linux và Windows. Trong đó, Windows Hosting hỗ trợ về ngôn ngữ lập trình HTML, ASP, ASP.Net. Còn hosting Linux thì chuyên hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, các mã nguồn mở nhữ WordPress, Joomla,…

Dung lượng hosting

Dung lượng hosting hay còn gọi là dung lượng lưu trữ, cho phép bạn tải file lên hosting. Nó thể hiện khả năng lưu trữ dữ liệu của website, nếu dung lượng lưu trữ website hết sẽ khiến trang vận hành chậm chạp, trong trường hợp này người mua hosting cần phải nâng cấp dung lượng hosting.

Băng thông

Băng thông hay còn gọi là Bandwidth là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được truyền tải trong một thời gian nhất định. Việc truyền tải dữ liệu bao gồm các hành động của quản trị viên tải lên khi chỉnh sửa, thiết kế, nhập liệu vào trang web, của người dùng tải xuống khi truy cập và đọc các dữ liệu website. Tương tự như dung lượng hosting, nếu băng thông sắp cạn thì website không thể load nổi, người dùng không thể truy cập website hoặc truy cập được như rất hạn chế.

Phần mềm hỗ trợ đi kèm

Cpanel là gì

Cpanel là gì

Bao gồm các phần mềm quản lý việc tải lên dữ liệu từ quản trị viên, hoặc tải xuống máy tính của người dùng. Có thể kể đến như Cpanel, Klozo, Direct Admin, Plesk, Ecompak…

Cơ chế bảo mật, sao lưu dữ liệu

Trước khi mua hosting bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về cơ chế bảo mật, và cơ chế sao lưu phục hồi dữ liệu. Bao gồm các vấn đề về máy chủ đang sử dụng, công nghệ đang dùng, bảo mật phần cứng hay phần mềm, cơ chế sao lưu bao nhiêu lâu/lần…

Tương thích mã nguồn thông dụng nào

Một trong những tính năng quan trọng cần quan tâm khi mua hosting chính là có hỗ trợ các mã nguồn phổ biến không. Các mã nguồn mở thông dụng hiện nay thường nhiều nhà cung cấp hosting hỗ trợ như Joomla, WordPress, Mangento, Xenforo, Drupal, Perl…

So sánh khi mua hosting Việt Nam và nước ngoài

Hosting Việt Nam

Ưu điểm hosting Việt Nam

Dịch vụ hosting của Việt Nam ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây, được khá nhiều người sử dụng. Một trong những ưu điểm đầu tiên khi mua hosting thông qua đơn vị cho thuê máy chủ ở Việt Nam đó là dễ giao dịch, do không phải bất đồng ngôn ngữ nên quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, có thể thanh toán bằng thẻ nội địa, internet banking, hoặc thanh toán trực tiếp tại văn phòng đại diện. Tốc độ truy cập trong nước của hosting Việt Nam khá nhanh chóng, do sử dụng chung một hạ tầng, băng thông nội bộ, khoảng cách giữa người dùng và datacenter  là khá gần nên kết nối rất ổn. Tất nhiên nếu bạn có yêu cầu hỗ trợ thì cũng sẽ dễ dàng hơn do không phải gặp rào cản vì ngôn ngữ.

Nhược điểm của hosting Việt Nam

Một trong những vấn nạn mà người dùng website Việt Nam rất lo lắng đó là tình trạng đứt cáp. Mỗi khi đứt cáp khi việc truy cập từ nước ngoài về website sẽ rất khó khăn. Chi phí thuê, mua hosting tại Việt Nam nhìn chung cao hơn so với Âu, Mỹ. Bên cạnh đó thì dịch vụ sau bán hàng là điểm trừ lớn của nhiều nhà cung cấp hosting Việt. Tuy có lợi thế về ngôn ngữ tiếng Việt nhưng cung cách làm việc, hỗ trợ sau bán hàng của một số đơn vị còn chưa chuyên nghiệp lắm.

Hosting nước ngoài

Hosting nước ngoài

Hosting nước ngoài

Ưu điểm của hosting nước ngoài

Phần lớn các đơn vị cung cấp hosting nước ngoài làm việc rất chuyên nghiệp, vì đó là tác phong trong công việc của họ. Quy trình làm việc hỗ trợ khách hàng được tổ chức bài bản, quy củ, giúp khách hàng dễ dàng tìm câu trả lời khi có vấn đề. Song song đó, các nhà cung cấp hosting nước ngoài thường có nhiều chương trình ưu đãi hấp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hosting. Tốc độ truyền tải khi sử dụng hosting nước ngoài rất tốt, đặc biệt ở Việt Nam thì thường chọn host đặt tại Hong Kong hoặc Singapore.

Nhược điểm của hosting nước ngoài

Phần đông các nhà cung cấp dịch vụ hosting nước ngoài chưa hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt, do đó khiến nhiều người cần đăng ký, hỗ trợ. Ngoài ra khi mua hosting nước ngoài thường chọn thanh toán qua Paypal hoặc Visa, đây là những tài khoản người Việt ít sử dụng. Tệ hơn, có một số nhà cung cấp không hứng thú với khách hàng Việt Nam.

Kinh nghiệm chọn mua hosting

Chọn mua hosting theo nhu cầu website của bạn

Bạn cần phải xác định quy mô website của bạn thế nào trước khi chọn mua hosting. Nếu là website nhỏ và vừa thì nên sử share hosting, vừa sử dụng vừa trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm quản trị website. Nếu thiết kế website quy mô lớn, website bán hàng phục vụ nhiều khách truy cập thì nên sử dụng máy chủ ảo giá rẻ hoặc thuê Dedicated hosting

Không mua hosting tại các đơn vị bán tên miền

Nhưng đơn vị này chủ yếu kinh doanh domain (tên miền) là chính. Việc họ cung cấp dịch vụ hosting đa phần sử dụng cơ sở hạ tầng của công ty khác, nên chất lượng dịch vụ không thể tốt. Việc họ kinh doanh thêm mảng hosting chỉ là kiếm thêm, do đó khi sử dụng dịch vụ tại các đơn vị này tốt nhất bạn nên chọn mua tên miền, vì họ là đơn vị chuyên bán tên miền giá rẻ, có nhiều khuyến mãi tốt. 

Tìm hiểu thông tin về nhà cung cấp hosting

XEM ĐÁNH GIÁ QUA CÁC TRANG CHUYÊN REVIEW VỀ HOSTING

XEM ĐÁNH GIÁ QUA CÁC TRANG CHUYÊN REVIEW VỀ HOSTING

Xem đánh giá qua các trang chuyên review về hosting

Một trong những cách đánh giá nhà cung cấp hosting chất lượng chính là dựa vào các bài viết trên các trang chuyên review về hosting, domain. Bạn có thể lên google search những trang này, có rất nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần phải cẩn thận, vì có một số nhà cung cấp thuê người viết bài review tốt về mình, sau đó seo bài viết lên tốp. Khi đó bạn search trên google sẽ thấy các bài viết được tối ưu seo, nên nó không phải là đánh giá trung thực nhất. 

Tất nhiên cung có những tác giả viết bài rất chân thật, uy tín. Phần lớn các bài viết này được viết từ chính trải nghiệm của tác giả, bài đánh giá có khen có chê, dịch vụ nào cũng có ưu điểm, hạn chế,…đó là những bài viết đáng tin cậy. Mà bài review chất lượng thì tác giả cũng hẳn phải biết tối ưu seo đển tranh top, đánh bài các bài quảng cáo, pr trá hình trên công cụ tìm kiếm google. Đây cũng là một đặc điểm để bạn chọn bài đánh giá tốt.

Tham khảo thêm: https://mona.media/dich-vu-seo-tong-the-uy-tin-tai-hcm/

Tìm hiểu qua cộng đồng sử dụng hosting

Ngoài ra bạn có thể gia nhập các nhóm trên facebook, các nhóm về lập trình web, thiết kế web, dịch vụ thiết kế web, nhóm sử dụng blogspot, wordpresss… Đây là nơi có nhiều người sử dụng hosting nhất. Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn lựa nhà cung cấp hosting nào phù hợp thì có thể đặt câu hỏi lên đây, nhờ mọi người tư vấn giúp. 

Xem kỹ chế độ hoàn tiền, hỗ trợ của nhà cung cấp hosting

Những nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín, chất lượng luôn luôn có chế độ hoàn tiền, hỗ trợ rõ ràng, minh bạch nhằm xây dựng niềm tin từ khách hàng. Thường dịch vụ share hosting sẽ được hoàn tiền trong vòng 30 ngày, VPS thì hoàn tiền trong 7 ngày, còn Dedicated server thì không có chế độ hoàn tiền. Về phần hỗ trợ, đơn vị nào càng có nhiều kênh hỗ trợ khách hàng như email, chat trực tuyến, hotline thì càng uy tín. 

Trên đây là những kinh nghiệm chọn mua hosting từ Iserverhosting, và https://mona-media.com,  hy vọng bạn sẽ chọn được nhà cung cấp hosting phù hợp cho nhu cầu, công việc của mình.